
Văn bản
Thống kê
  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 4
  Tổng lượt truy cập: 7676
Thông tin chi tiết
Chiều ngày 06 tháng 01 năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2023. Ông Nguyễn Thành Diệu - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Chủ trì Hội nghị
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Công an tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Nông dân tỉnh. Về phía ngành Ngân hàng có Bà nguyễn Thị Đậm - Giám đốc NHNN tỉnh, các Phó giám đốc, cán bộ chủ chốt, thanh tra viên NHNN tỉnh, Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP; Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Giám đốc các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Đến cuối năm 2022, mạng lưới ngành Ngân hàng tỉnh hiện có 158 chi nhánh, phòng giao dịch Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô, 170 điểm giao dịch trực thuộc NHCSXH, 262 máy ATM, 1.062 máy POS phủ khắp các huyện, thị, thành trong tỉnh, đảm bảo nguồn vốn và cung ứng kịp thời các dịch vụ thanh toán đến người dân, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Thành Diệu – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị
Năm 2022, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, bám sát chỉ đạo của NHNNVN về tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022, và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. NHNN tỉnh chỉ đạo các TCTD quyết liệt triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn an toàn, hiệu quả, các chỉ tiêu hoạt động có mức tăng trưởng tích cực, góp phần quan trọng vào sự phục hồi và phát triển kinh tế địa phương.
Đến cuối năm 2022, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đạt 87.737 tỷ đồng, tăng 10,38% so với cuối năm 2021; hệ thống TCTD đã đáp ứng nhu cầu vốn cho 1.141.561 lượt khách hàng vay vốn với doanh số cho vay lũy kế trong năm đạt 155.421 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 86.028 tỷ với 238.131 khách hàng còn dư nợ, dư nợ tăng 19,66%, chất lượng tín dụng được các TCTD bảo đảm an toàn với tỷ lệ nợ xấu thấp 0,68%, giảm 0,37% so với cuối năm 2021. Nhiều chương trình tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thế mạnh của tỉnh được các ngân hàng quan tâm đầu tư như: Cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ tăng 12,83% trong đó cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP tăng 19,15%; Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 1,95%; Cho vay bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Quý Mão với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thông thường, tổng hạn mức 17,8 tỷ đồng; Cho vay phục vụ đời sống, tiêu dung và tín dụng qua thẻ tín dụng tăng 18,34%; Tín dụng NHCSXH tăng 16,30% đáp ứng nhu cầu vốn cho 37.195 lượt hộ vay; Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong đó đối với dịch vụ công và chi trả các chương trình an sinh xã hội (ASXH) tăng 35,97% về số món và tăng 54,91% về giá trị, trong đó số món tăng nhiều nhất đối với dịch vụ thu tiền điện;
Bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc NHTMCP Ngoại thương phát biểu
Đặc biệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, trong bối cảnh phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, trong năm 2022, các TCTD trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh như thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho 4.862 khách hàng, với giá trị nợ gốc và lãi đạt 2.042 tỷ đồng, Cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục lại SXKD với DSCV lũy kế từ khi phát sinh dịch là 289,28 ngàn tỷ đồng, dư nợ đạt 21,04 tỷ đồng. Triển khai quyết liệt Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN, kết quả trên địa bàn tỉnh có 12 khách hàng được hỗ trợ với dư nợ cho vay được HTLS đạt 111,51 tỷ đồng, số tiền lãi đã HTLS lũy kế là 245 triệu đồng. NH Chính sách xã hội đã giải ngân 04 chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP cho 3.929 khách hàng với số tiền 194 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 100% chỉ tiêu được giao.
Các TCTD còn thực hiện tốt công tác ASXH với số tiền gần 19 tỷ đồng, tập trung vào xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, trường học, giao thông nông thôn và tài trợ cho giáo dục, y tế, hướng tới hỗ trợ các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội,vv.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa ngành Ngân hàng với các cấp Ủy Đảng, chính quyền, các Sở, Ngành ngày càng được quan tâm chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giải quyết các khó khăn như phối hợp với ngành Thi hành án đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc của các TCTD thu hồi hơn 42 tỷ đồng các món nợ mà ngành NH đề nghị ưu tiên xử lý, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm trong hoạt động ngân hàng, phối hợp với Mặt trận Tổ Quốc tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách, trao tặng ASXH, phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐN tỉnh ký kết Quy chế phối hợp trong công tác giữa 02 cơ quan giai đoạn 2022-2025.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Diệu ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Ngân hàng Tiền Giang năm 2022, góp phần quan trọng vào sự phục hồi và phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời chỉ đạo Ngành NHTG tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 theo định hướng chỉ đạo của NHNNVN và Kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, đảm bảo an toàn lành mạnh, phát triển bền vững, tiếp tục đóng góp tích cực phát triển địa phương.
Bà Nguyễn Thị Đậm – Giám đốc NHNN tỉnh phát biểu
Giám đốc NHNN tỉnh, Nguyễn Thị Đậm phát biểu tiếp thu và kết luận hội nghị. Ban Lãnh đạo NHNN tỉnh nghiêm túc tiếp thu chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh, quán triệt đến các đơn vị trong hệ thống tổ chức triển khai quyết liệt có hiệu quả và sẽ nỗ lực phát huy những kết quả đạt được, vượt qua các khó khăn, thách thức để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng UBND tỉnh thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Bám sát những định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh năm 2023, Ngân hàng Nhà nước tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo về lãi suất, tín dụng; tiết giảm chi phí hoạt động để có cơ sở giảm lãi suất cho vay chia sẽ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; tăng trưởng tín dụng an toàn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các dự án tín dụng xanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tiếp tục thực hiện tốt chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP; đẩy mạnh chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt; đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán,công tác an toàn kho quỹ; phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan để hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang







Tỷ giá Sở giao dịch NHNN
Ngày 26/6/2018 | ||
---|---|---|
Ngoại tệ | Mua | Bán |
USD | 22.700 | 23.284 |
EUR | 25.688 | 27.277 |
JPY | 200,25 | 212,64 |
GBP | 29.140 | 30.943 |
CHF | 22.240 | 23.615 |
* Đơn vị quy đổi VND |
Lãi suất bình quân liên NH
Ngày áp dụng: 23/12/2022 | |||||
Thời hạn | Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm) | Doanh số (Tỷ đồng) | |||
Qua đêm | 3,49 | 206.589,0 | |||
1 Tuần | 4,24 | 4.375,0 | |||
2 Tuần | 6,65 | 4.650,0 | |||
1 Tháng | 7,91 | 706,0 | |||
3 Tháng | 8,06 | 3.106,0 | |||
6 Tháng | 9,97 | 338,0 | |||
9 Tháng | 9,00(*) | 15,0(*) | |||
|